Hệ danh pháp syn-anti hay còn được gọi là đồng phân syn-anti.
Nội dung bài viết danh pháp syn-anti
- Đồng phân hình học của oxim
a) Đồng phân hình học của aldoxim
b) Đồng phân hình học của cetoxim
c) Đồng phân hình học của các Nitron.
d) Đồng phân hình học của các Phenyl hidrazon và semicarbazon
e) Đồng phân hình học của hợp chất có nối đôi N=N
-------------------------------------------------------------------------------------------
Xem tất cả bài viết về chuyên đề: Series chuyên đề đồng phân hình học
Các ví dụ: [3]
-Syn có nghĩa là cùng, anti có nghĩa là đối.
-Theo tài liệu quy ước quốc tế hiện nay, người ta không còn sử dụng danh pháp cis-trans cho hệ thống danh pháp syn-anti áp dụng cho các trường hợp trên. Theo chuẩn người ta thường sự dụng hệ danh pháp Z-E hơn. [2]
∎Đồng phân hình học của oxim: [4]
Aldoxim, cetoxim có đồng phân hình học được gọi là syn hay
anti-:
a) Đồng phân hình học của aldoxim:
Cấu trúc chung của aldoxim:
-Đồng phân hình học của aldoxim và được xác định bằng cách so sánh vị trí tương đối giữa 2 nhóm -OH và -H.
-Gọi là syn- khi 2 nhóm -OH và -H cùng phía, ngược lại là anti-.
Xét ví dụ sau:
b) Đồng phân hình học của cetoxim:
Cấu trúc chung của cetoxim
Cetoxim: có đồng phân hình học khi nguyên tử carbon (sản phẩm) liên kết với hai nhóm khác nhau tức \(R \ne R'\).
Trong trường hợp cetoxim này ta phải chỉ rõ nhóm nào syn- hay anti- với nhóm -OH. [3]
Để xác định cấu hình syn- hay anti- ta so sánh vị trí tương đối của nhóm –OH với nhóm thế được đọc trước. [4]
Ở ví dụ trên: Nhóm \(C{H_3} - {C_6}{H_5} - \) ở cùng vị trí với nhóm -OH so với mặt phẳng cứng π của nối đôi -C=N-, do đó ta gọi là Syn-p-tolyl-phenylcetoxim. Còn nhóm phenyl- lại ở vị trí đối so với nhóm -OH nên gọi là Anti-phenyl-p-tolylcetoxim.
Hóa học hiện đại thường sử dụng hệ danh pháp Z-E: [2]
Ví dụ:
Hóa học hiện đại thường sử dụng hệ danh pháp Z-E: [2]
Ví dụ:
Sự ankyl hóa oxim thường cho một hỗn hợp dẫn xuất O-ankyl và N-ankyl. Đồng phân hình học của N-ankyl gọi là NITRON đã được chứng minh bởi hợp chất sau bằng sự khảo sát momen lưỡng cực.
Hệ danh pháp được sử dụng trong trường hợp này là hệ danh pháp Z-E.
d) Đồng phân hình học của các Phenyl hidrazon và semicarbazon
Phenyl hidrazon của acid O-nitrophenyl glioxilic và monosemicarbazon của benzyl cũng có đồng phân hình học:
Hệ đồng phân này sử dụng hệ danh pháp Z-E.
e) Đồng phân hình học của hợp chất có nối đôi N=N
∎Các Diazoat [4]
Syn-diazoat không bền, anti-diazoat bền. Đồng phân syn- hấp thụ ở độ dài sóng ngắn hơn và cường độ hấp thụ thấp hơn đồng phân anti.
Đồng phân syn-diazoat không bền do sự tương tác đẩy mạnh của 2 cặp electron tự do.
∎Các Diazocianua [4]
Đồng phân syn không bền và chuyển hóa thành đồng phân anti dễ dàng khi để yên hay đun nhẹ, ngược lại đồng phân anti chuyển thành syn dưới ảnh hưởng của sự chiếu xạ.
Đồng phân syn- không bền do sự tương tác đẩy mạnh của 2 cặp electron tự do.
∎Azobenzen [4]
Thông thường đồng phân trans bền hơn đồng phân cis, dưới sự chiếu xạ bằng ánh sáng tử ngoại, đồng phân trans biến đổi một phần thành đồng phân cis, có thể cô lập được bằng phương pháp kết tinh hay ngoại hấp trên \(A{l_2}{O_3}\) .
Cơ cấu của hai dạng này đã được xác định bằng nhiễu xạ tia X. Trans – azobenzen là một phân tử có cơ cấu gần phẳng, còn đồng phân cis – azobenzen có cơ cấu ghềnh, trong đó hai nhân benzen nằm ngoài mặt phẳng chứa hai nguyên tử Nitơ, tạo thành giữa hai nguyên tử Carbon đối diện một khoảng trống chừng 3,34Å.
Đồng phân azobenzen cũng hay được gọi với cái tên syn-anti:
∎Azoxibenzen: [4]
Khi đun trên nhiệt độ nóng chảy, đồng phân cis chuyển thành đồng phân trans.
The end!
Tham khảo
1. Francis A Carey (2008), Organic Chemistry 7th Edition, McGraw-Hill; University of Virginia, pp. 128.
2. (September, 2004), "IUPAC complete", Preferred IUPAC Names, Chapter 9, pp. 1036-1113; 1088-1092.
3. PGS.TS Thái Doãn Tĩnh (2008), Cơ chế và phản ứng hóa học hữu cơ tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, pp. 148-244.
4. Võ Thị Thu Hằng (2002), Hóa học lập thể, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ( KHOA HÓA ), TP Hồ chí minh, pp. 6-7; 46-49.
Đăng nhận xét