0
Hàm if là một hàm tương đối dễ sử dụng trong excel. Một mẹo khi sử dụng hàm if đối với các điều kiện phức tạp đó là sử dụng sơ đồ, ví dụ như sơ đồ sau:

Ứng dụng excel trong hóa học


CÁCH SỬ DỤNG HÀM IF TRONG EXCEL

Cú Pháp: =IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2)  { =IF (điều kiệntrue, false)}
Ý Nghĩa: Nếu như “điều kiệnđúng thì kết quả hàm trả về là “giá trị 1”, ngược lại trả về “giá trị 2”.
Ví dụ : Cho bảng điểm của học sinh, xét kết quả để biết học sinh đó đỗ hay phải thi lại
Với bảng dữ liệu sau:
Điểm Trung bình >=5: Đỗ
Điểm Trung bình <5: Thi lại
Ta sử dụng công thức là : =IF(C6>=5,"Đỗ","Thi lại")

Sau đây là cách viết cấu hình electron của bất kỳ nguyên tố nào có \(Z \le 54\)

1. Viết cấu hình electron dựa theo quy tắc Klechkowski.

Theo quy tắc Klechkowski, cấu hình electron sẽ được viết dựa vào khung sau:
1s 2s2p 3s3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s
Và từ cấu hình năng lượng trên ta sắp sếp lại để trở thành cấu hình electron theo thứ tự sau:
1s/2s2p/3s3p(3d)/4s4p(4d)/(4f)5s5p/(5d)6s6p/7s

Cấu hình năng lượng theo quy tắc Klechkowski được trình bày đơn giản theo sơ đồ:

quy tắc Klechkowski và ứng dụng
Sơ đồ 1: Mũi tên chỉ thứ tự điền electron vào các orbital theo mức năng lượng từ nhỏ tới lớn

2. Xây dựng biểu thức từ điều kiện số nguyên tố tối đa trong 1 chu kỳ của bảng tuần hoàn hóa học

Gọi Z là số hiệu nguyên tử. Bắt đầu xây dựng biểu thức thông qua suy luận sau:

Ở chu kỳ 1: 1s

-\(Z \le 2\)
Ta có sơ đồ 2:
Ứng dụng tin học trong hóa học
Sơ đồ 2

Vậy ta có hàm if như sau: if(Z>2,\(1{s^2}\),\(1{s^Z}\))
=======================css đường kẻ, kẻ viền=========================

Ở chu kỳ 2: 2s2p

-\(2 < Z \le 10\)
Ta có sơ đồ 3:
Ứng dụng tin học trong hóa học
Sơ đồ 3:

*Vậy ta phải sử dụng hàm if lồng hàm if.

Cú pháp chuẩn hàm if lồng nhau:
Ứng dụng tin học trong hóa học hàm if
Sơ đồ 4:
Chú thích: - Giá trị "true" ta phải cho đó là một giá trị cố định cụ thể.
             - Ta không thể sử dụng một hàm if cho một giá trị true

Sở dĩ giá trị "true" phải là một giá trị cố định không thể là hàm if bởi vì: Nếu nó là một hàm if  thì hàm if sẽ cho giá trị thay đổi lúc, mà giá trị thay đổi thì "giá trị 2" sẽ không tồn tại.

- Nếu ta sử dụng sơ đồ 3, ta sẽ có hàm if như sau:
\({\rm{ = if(2 < Z}} \le 1{\rm{0,if(Z - 4 > 0,2}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{p}}^{{\rm{Z - 4}}}}{\rm{,2}}{{\rm{s}}^{{\rm{Z - 2}}}}{\rm{),none)}}\)

Tuy nhiên rõ ràng hàm trên là sai về cú pháp. Như vậy chúng ta sẽ chỉnh sữa sơ đồ sao cho khớp với cấu trúc của hàm if đã cho:

Ta có sơ đồ 5:
Ứng dụng tin học trong hóa học


Sơ đồ 5:

Từ sơ đồ 5 hàm if sẽ có cấu trúc như sau:

\({\rm{ = if(Z > 10,2}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{,if}}(and(Z > 2,Z - 4 > 0),2{s^2}2{p^{Z - 4}},2{s^{Z - 2}}))\)

Tuy nhiên Z có thể nhoe hơn 2, khi đó nó thuộc chu kỳ 1, và ở chu kỳ này ta không xét, ta có giá trị "true=none" khi Z<2. Ta sẽ có hàm if như sau:
\({\rm{ = if(Z \le 2,'none',if(Z > 10,2}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{2}}{{\rm{p}}^{\rm{6}}}{\rm{,if}}(and(Z > 2,Z - 4 > 0),2{s^2}2{p^{Z - 4}},2{s^{Z - 2}})))\)
=======================css đường kẻ, kẻ viền=========================

Chu kỳ 3: 3s3p

-\(10 < Z \le 18\)
Về cơ bản chu kỳ 3 giống chu kỳ 2. Ta sử dụng sơ đồ và cách tính tương tự như cách tính ở chu kỳ 2.
Ta có sơ đồ 6:
Ứng dụng tin học trong hóa học
Sơ đồ 6

Hàm if sẽ là:
\( = if(Z \le 10,'none',if(Z > 18,'3{s^2}3{p^6}',if(and(Z > 10,Z - 12 > 0),'3{s^2}3{p^{Z - 12}},3{s^{Z - 10}})))\)
============================csss đường kẻ==========================

Chu kỳ 4: 3d4s4p

- Có :  \(18 < Z \le 36\)

- Electron điền theo thứ tự: \(4s \to 3d \to 4p\)
- Ở các chu kỳ trước chỉ có 2 mốc quan trọng là mốc ns và mốc np. Ở chu kỳ này ta có 3 mốc quan trọng là 4s với tối đa 2 electron, 3d với tối đa 10 electron,4p với tối đa 6 electron.
- Ta sử dụng 3 mốc trên và giới hạn \(18 < Z \le 36\) trên dãy số để thiết lập sơ đồ 7.
- Ta miêu tả giới hạn theo hình ảnh sau:
ứng dụng tin học trong hóa học

- Ở chu kỳ 3: Ta có 2 nguyên tố đặc biệt đó là Cr (Z=24) ở trạng thái bán bão hòa với cấu hình: \(3{d^5}4{s^1}\) và Cu (Z=29) với cấu hình \(3{d^{10}}4{s^1}\). 2 nguyên tố này ở trong khoảng của 3d.
- Do đó ta có sơ đồ 7:
ứng dụng tin học trong hóa học
Sơ đồ 7
Vậy ta có hàm if như sau:

=IF(Z<=18,"none",IF(Z>36,"\(3{d^{10}}4{s^2}4{p^6}\)",IF(Z-20<=0,"\(4{s^{Z - 18}}\)",IF(Z=24,"\(Cr(3{d^5}4{s^1})\)",IF(Z=29,"\(Cu(3{d^{10}}4{s^1})\)",IF(Z-30<=0,"\(3{d^{Z - 20}}4{s^2}\)","\(3{d^{10}}4{s^2}4{p^{Z - 30}}\)"))))))
=====================================css=======================

Với chu kỳ 5: 4d5s5p

- Ta có: \(36 < Z \le 54\)
Về mặt cơ bản chu kỳ 5 giống với chu kỳ 4, do đó ta có cách suy luận tương tự chu kỳ 4.
Chỉ khác ở các điểm sau:
+  \(36 < Z \le 54\)
+ Z=42 (Mo với cấu hình bán bão hòa: \(4{d^5}5{s^1}\) )
+ Z= 47 (Pd với cấu hình bão hòa : \(4{d^10}5{s^1}\) )
- Ta có 3 mốc: Mốc 5s \(36 < Z \le 38\), mốc 4d \(38 < Z \le 48\) và mốc 5p \(48 < Z \le 54\).
- Do đó ta có sơ đồ 8:
ứng dụng tin học trong hóa học
Sơ đồ 8

Và ta có hàm if như sau:
=IF(Z<=36,"none",IF(Z>54,"\(4{d^{10}}5{s^2}5{p^6}\)",IF(Z-38<=0,"\(5{s^{Z - 36}}\)",IF(Z=42,"\(Mo(4{d^5}5{s^1})\)",IF(Z=47,"\(Pd(4{d^{10}}4{s^1})\)",IF(Z-48<=0,"\(4{d^{Z - 38}}5{s^2}\)","\(4{d^{10}}5{s^2}5{p^{Z - 48}}\)"))))))
==============================css================================

Với chu kỳ 6 và chu kỳ 7

Chu kỳ 6 và chu kỳ 7 có sự xuất hiện của nguyên tố f, sự phức tạp trong cấu hình electron của các nguyên tố này cũng tuân theo quy luật Kleckowski, tuy nhiên có vài trường hợp cá biệt không rõ ràng do đó Tôi không đề cập đến vấn đề cấu hình electron của 2 chu kỳ này, và 2 chu kỳ này cũng ít khi sử dụng. Nếu bạn muốn tự động hóa việc viết cấu hình electron của 2 chu kỳ này, vẽ sơ đồ theo các bước tương tự như trên, sau đó lập hàm mà tính.

Hết rồi:)).
==================================csss==============================

3. Áp dụng biểu thức và thiết lập sự liên hệ để xuất ra cấu hình electron trong file excel.

Ý tưởng:
Sử dụng các biểu thức theo sơ đồ sau: Theo kiểu cộng
Sử dụng hàm if và hàm and kết hợp:
Ý tưởng 2: Thiết lập chuỗi từ chu kỳ 1 đến chu kỳ 5:

*Ví dụ minh họa cho hàm if và hàm and kết hợp:

Cú pháp: AND(logical1 [, logical2] [, logical3]...)

_____logical: Những biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE)

Nếu tất cả các biểu thức đều đúng, hàm And() sẽ trả về giá trị TRUE, và chỉ cần 1 trong các biểu thức sai, hàm And() sẽ trả về giá trị FALSE.

Bạn có thể dùng hàm AND() bất cứ chỗ nào bạn muốn, nhưng thường thì hàm AND() hay được dùng chung với hàm IF().

Ví dụ:
=IF(AND(B2 > 0, C2 > 0), "1000", "No bonus")
Nếu giá trị ở B2 và ở C2 lớn hơn 0, thì (thưởng) 1.000, còn nếu chỉ cần một trong 2 ô B2 hoặc C2 nhỏ hơn 0, thì không thưởng chi cả.

Vấn đề xét một giá trị nằm trong một khoảng

Khi nói đến một giá trị nằm trong khoảng từ 3 đến 10, đã dùng công thức 3 < x < 10 trong một công thức của hàm IF()
Không sai. Nhưng Excel thì "hổng hỉu". Vậy phải viết sao để Excel "hỉu" ?

Ta viết như sau:
AND(x>3, x<10).

Đăng nhận xét

 
Top