Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Quy tắc Klechkovski và các ứng dụng

Việc xuất hiện sự tương tác giữa các electron trong nguyên tử nhiều electron cũng như tương tác giữa hạt nhân và các electron đã làm cho năng lượng của các orbital nguyên tử hydro bị thay đổi. Một quy tắc kinh nghiệm đơn giản nhất mô tả sự thay đổi này chính là quy tắc Klechkovski. Nội dung của quy tắc này như sau:
Năng lượng của phân mức \({\varepsilon _{n,l}}\) tăng dần theo sự tăng của tổng trị số (n+1) , nếu 2 phân mức có cùng trị số của tổng thì \({\varepsilon _{n,l}}\) tăng theo sự tăng của n.
Với n là số lượng tử chính, l là số lượng tử phụ.
Thông thường người ta biểu diễn năng lượng theo quy tắc Klechkovski theo sơ đồ sau:
Quy tắc Klechkovski
---------------------------------

Cấu hình electron, tức cách phân bố electron quay quay xung quanh các nguyên tử trung hòa, thể hiện một dáng điệu tuần hoàn. Electron chiếm một chuỗi các lớp vỏ electron (đánh dấu bằng các chữ cái in hoa từ K,L,M,N,... ứng với số lượng tử chính n=1,2,3,4,...). Mỗi lớp lại chứa một hoặc nhiều phân lớp (gọi là s,p,d,f và g, ứng với số lượng tử phụ m=0,1,2,3,4). Khi số hiệu nguyên tử tăng, số electron sẽ lần lượt lấp đầy các lớp và phân lớp này theo quy tắc Klechkowski hay quy tắc thứ tự năng lượng thể hiện ở giản đồ hình bên. Trong bảng tuần hoàn, mỗi khi electron bắt đầu chiếm một lớp mới tương ứng với một chu kỳ mới bắt đầu bởi một kim loại kiềm

Quy tắc Klechkovski

Xem thêm: http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/hoadaicuong-pt.pdf

http://dspace.elib.ntt.edu.vn/dspace/bitstream/123456789/5799/1/bai%20gianghoahocdaicuong.pdf

============================================================

1.Quy tắc Klechkovski
-Trong một nguyên tử nhiều electron, trật tự điền electron vào các orbital (đặc trưng bởi n và l ) là sao cho tổng (n+l) tăng dần.
-Khi 2 orbital khác nhau có cùng giá trị (n+l) thì orbital bị chiếm trước tiên ứng với n nhỏ hơn.
================================================
2. Từ sách:
Hóa học năm thứ nhất MSI-MPTS


4.5) (T45): Một hệ quả của quy tắc Klechkowski

 Xét nguyên tử Agon (Z=18). Ở trạng thái cơ bản, 18 electron của nó bão hòa ở mức 3d
, cấu hình electron là : \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}\).

Nguyên tử Kali (Z=19) có thêm 1 electron. Bắt đầu từ n=3, có sự xuất hiện của AO-d đặc trưng bởi l=2.
Theo quy tắc Klechkowski: Với AO-3d thì tổng (n+l) = 3+2 = 5, với AO-4s thì tổng (n+l) = 4+0 =4. Do đó mức electron sẽ chiếm mức 4s trước mức
3d. Do đó trạng thái cơ bản của nguyên tử Kali sẽ ứng với cấu hình electron: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}/4{s^1}\)

 Mức 3d chỉ bắt đầu được chiếm khi mức 4s được bảo hòa.
Ví dụ cấu hình của nguyên tử Canxi (Z=20) và nguyên tử Scandi (Z=21)như sau:
    Ca: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}/4{s^2}\)
    Sc: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^1}/4{s^2}\)

Mức 3d được bảo hòa xuất hiện ở nguyên tố kẽm: (Z=30).
    Zn: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}/4{s^2}\)

Bài tập 1: Lập cấu hình electron của nguyên tử zirconi (Z=40) ở trạng thái cơ bản.
Nguyên tử Zirconi cô lập là thuận từ hay nghịch từ?

Giải:

Xét cấu hình electron của nguyên tử Zirconi ở trạng thái cơ bản:
\(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}/4{s^2}4{p^6}/4{d^2}5{s^2}\)

Mức cuối cùng 4d bị suy biến 5 lần ( hiểu đơn giản là nó có 5 Orbital cùng mức năng lượng) nhưng chỉ còn 2 electron, áp dụng quy tắc Hund ta thấy nó là 2 electron độc thân:
quy tắc Klechkowski

Nguyên tử Zirconi cô lập có 2 electron độc thân nên được gọi là thuận từ.


-----------------------------
*Áp dụng 3:
Tính những hằng số chắn của các electron khác nhau của nguyên tử silic và những điện tích hiệu dụng tương ứng.

- Ở trạng thái cơ bản, cấu  hình electron của nguyên tử silic (Z+14) là: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^3}3{p^2}\)
- Theo quy tắc Slater 14 electron phân bố thành 3 nhóm như ở trên.
(Dựa theo: Sự phân chia các nhóm Orbtal theo: \(1s/2s2p/3s3p/3d/4s4p/4d/4f/5s5p/5d...\))

- Mỗi electron 1s chỉ bị chắn bởi các electron 1s khác:
\({\sigma _{1s}} = 1.0,3 = 0,3\)
-Một electron 2s hoạc 2p bị chắn bở 2 electron 1s và 7 electron còn lại trong nhóm 2s2p:
\({\sigma _{2s}} = {\sigma _{2p}} = 2.0,85 + 7.0,35 = 4,15\)

- Một electron trong nhóm 3s3p bị chắn bởi 2 electron 1s, 8 electron 2s2p và 3 electron còn lại rong nhóm 3s3p:
\({\sigma _{3s}} = {\sigma _{3p}} = 2.1 + 8.0,85 + 3.0,35 = 9,85\)

-Vậy Những điện tích hiệu dụng tác động lên các electron khác nhau là:
\(\begin{array}{l}
Z{*_{1s}} = 14 - 0,3 = 13,7\\
Z{*_{2s}} = Z{*_{2p}} = 14 - 4,15 = 9,85\\
Z{*_{3s}} = Z{*_{3p}} = 14 - 9,85 = 4,15
\end{array}\)

- Hiệu ứng chắn gây ra ở các electron ngoài cùng là khá lớn: vì chúng chỉ chịu tác động của một điện tích hiệu dụng nhỏ hơn 1/3 điện tích thực của hạt nhân silic.
-------------------------------------
1.
Khi tính điện tích hiệu dụng Z* của các nguyên tố s,p trong bảng tuần hoàn cho thấy: ( xét điện tích hiệu dụng Z* áp dụng cho electron ở AO ngoài cùng)
-Đối với những AO hóa trị có cùng số lượng tử n thì Z* tăng theo Z.
- Khi n tăng 1 đơn vị thì Z* giảm một cách đột ngột so với Z.
quy tắc slater và ứng dụng

Điều này chứng tỏ khi n tăng các electron phía bên trong chắn mạnh , nó làm giảm tối đa sự tương tác ( lực hút) giữa hạt nhân và electron ở lớp ngoài cùng này. ( biểu thị bằng năng lượng)

--> Điều náy sẽ  góp ích một phần cho chương "Tuần hoàn nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.

=========================
5.3.2. Gần đúng Slater
Slater đã ra một biểu thức gần đúng về xuyên tâm của các hàm một electron để có
thể tính bán kính Ao đặc trưng bởi số lượng tử n và l:
\({R_{n,l}}(r) = A.{(\frac{r}{{{a_0}}})^{n - 1}}.e(\frac{{ - Z*.r}}{{n.{a_0}}})\)

Trong đó A là một hằng số chuẩn hóa.
Biểu thức của bán kính Slater của AO là: \({\rho _{(n,l)}}\)
\({\rho _{(n,l)}} = \frac{{{n^2}}}{{Z{*_{(n,l)}}}}.{a_0}({a_0} = 52,9 pm)\)

\({\rho _{(n,l)}}\) càng nhỏ khi Z* càng lớn và n càng nhỏ.

Trong một nguyên tử đã cho, bán kính của các Orbital tăng khi đi từ trong ra ngoài
vì n tăng Z* giảm.

Ví dụ, đối với Silic ta sẽ tính được.

AO 1s         : n=1;  Z* = 13,7 ;    \({\rho _{1s}} = 3,9 pm\)
AO 2s và 2p: n=2;  Z* =9,85  ;   \({\rho _{2s}} = {\rho _{2s}} = 21,5 pm\)
AO 3s và 3p: n=3; Z* = 4,15  ;   \({\rho _{3s}} = {\rho _{3s}} = 114,8 pm\)

====================
5.4: Phương diện năng lượng
4.4.1. Năng lượng orbital

Năng lượng Orbital được xác định bởi biểu thức:
\({\varepsilon _{(n,l)}} =  - 13,6.{\left( {\frac{{{Z^*}_{(n,l)}}}{{{n^*}}}} \right)^2}\)
Năng lượng ở biểu thức trên tính theo đơn vị eV.
Đó là biểu thức năng lượng của mỗi AO-n,l.

Đại lượng n* được gọi là số lượng tử biểu kiến và được tính theo n thông qua bảng sau:
số lượng tử biểu kiến n*

Ví dụ:
So sánh năng lượng AO-3p của nguyên tử silic trong 2 cấu hình electron sau:
- ở trạng thái cơ bản: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^2}\)
\(Z*3s = Z*3p = 14 - 9,85\)
\( \Rightarrow {\varepsilon _{3s}} = {\varepsilon _{3p}} =  - 13,6.{(\frac{{4,15}}{3})^2} =  - 26,0eV\)

- Ở trạng thái kích thích, với cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^1}/3{d^1}\)
\({Z^*}_{3s} = {Z^*}_{3p} = 14 - (2.1 + 0,85.8 + 2.0,35) = 14 - 9,5 = 4,5\)
\( \Rightarrow {\varepsilon _{3s}} = {\varepsilon _{3p}} =  - 13,6.{(\frac{{4,5}}{3})^2} =  - 30,6eV\)

Ta thấy rẳng, rõ ràng ở trạng thái kích thích , năng lượng của AO-3s và AO-3p là thấp hơn.
Tuy nhiên năng lượng thấp hơn không có nghĩa là nó bền hơn, rõ ràng trạng thái kích thích
là trạng thái kém bền hơn.

Để đánh giá mức độ bền và không bền của một hệ, ta phải tính tổng năng lượng của cả hệ.
Ta thấy, ở cả 2 trạng thái. Năng lượng \({\varepsilon _{1{s^2}}}\) và \({\varepsilon _{2{s^2}2{p^6}}}\) là như
nhau (ta đặt giá trị năng lượng là một hằng số A).
-Ở trạng thái cơ bản:
\({\sum ^0} = A + {\varepsilon _{3{s^2}3{p^2}}} = A + 4.( - 26,0) = A + ( - 104)(eV)\)
- Ở trạng thái kích thích:
\({\varepsilon _{3{d^1}}} =  - 13,6.{\left( {\frac{{14 - 13}}{3}} \right)^2} =  - 4,53(eV)\)
\({\sum ^*} = A + {\varepsilon _{3{s^2}3{p^1}}} + {\varepsilon _{3{d^1}}} = A + 3.( - 30,6) + 1.( - 4,53) = A + ( - 96,33)(eV)\)

Như vậy, nhìn về mặt tổng năng lượng rõ ràng ở trạng thái kích thích năng lượng lớn hơn, nên hệ kém bền hơn

-Một ứng dụng:
Để nguyên tử silic từ trạng thái cơ bản sang trạng thái kích thích sẽ phải cung cấp một năng lượng:
\(\Delta \varepsilon  = {\sum ^*} - {\sum ^0} = 104 - 96,33 = 7,67(eV)\)


- Thực tế, chúng ta hay thấy nguyên tử silic ở trạng thái kích thích: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^1}3{p^3}\)
Ở trạng thái kích thích này, silic có 4 electron độc thân, nó thể hiện hóa trị 4 của mình ( số oxy hóa +4).
Sự chuyển từ trạng thái cơ bản sang trạng thái kích thích nó biểu hiện bằng sơ đồ:
ứng dụng của quy tắc slater


Trong đó 1 electron ở AO-3s đang ghép đôi chuyển sang AO-3p.

Theo quy tắc slater : năng lượng \(3d > 3p > 3s\) , tuy nhiên về mức năng lượng trong hệ nguyên tử nhiều electron thì thực nghiệm và các tính toán lượng tử cho thấy: \({\varepsilon _{3s}} \approx {\varepsilon _{3p}} < {\varepsilon _{3d}}\).
Vì vậy trong quy tắc slater ta thấy: (3s3p) được xếp vào một nhóm và (3d) được xếp vào một nhóm riêng.
Bởi vậy, khi electron nhảy từ AO-3s sang AO-3p sẽ cần ít năng lượng hơn khi nhảy từ AO-(3s3p) dang AO-3d.
Do đó trạng thái kích thích của Silic phổ biến bởi cấu hình:  \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^1}3{p^3}\)

Kết luận: Với một cấu hình đã cho, năng lượng tổng cộng bẳng tổng năng lượng orbital của các electron của hệ. Năng lượng này không có ý nghĩa vật lý, chỉ những khác nhau về năng lượng orbital giữa 2 trạng thái mới có ích và có thể liên quan đến kết quả thực nghiệm.

==========================
5.4.2. Kiểm chứng quy tắc KlechKowski
- Xét nguyên tử Kal (Z=19) . Theo quy tắc KlechKowski trạng thái cơ bản của nó có cấu hình:
\(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}/4{s^1}\)
Và trạng thái kích thích có cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}/3{d^1}\)

Để so sánh năng lượng orbital của 2 cấu hình này phải so sánh những năng lượng orbital \({\varepsilon _{4s}}\)
và orbital \({\varepsilon _{3d}}\).

Tính những điện tích hiệu dụng tương ứng rồi sau đó là tính năng lượng:
+ Đối với trạng thái cơ bản ta có.
\(\sigma (4s) = 1.2 + 1.8 + 8.0,85 = 16,8\)
\({Z^*}(4s) = 19 - 16,8 = 2,2\)
\(\varepsilon (4s) =  - 13,6.{(\frac{{2,2}}{{3,7}})^2} =  - 4,81(eV)\)

+ Đối với trạng thái kích thích ta có:
\(\sigma (3d) = 18\)
\(Z*(3d) = 19 - 18 = 1\)
\(\varepsilon (3d) =  - 13,6.{(\frac{1}{3})^2} =  - 1,51(eV)\)

Như vậy, rõ ràng ở trạng thái kích thích có mức năng lượng cao hơn, nói cách khác
\(\varepsilon (3d) > \varepsilon (4s)\) \( \Rightarrow \) phép tính năng lượng Orbital
xác nhận quy tắc thực nghiệm Klechkowski.
------------------------
- Ví dụ 2:
So sánh năng lượng orbital giữa 2 cấu hình sau của nguyên tử Canxi (Z=20):
\(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}/4{s^2}\)  và  \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}/3{d^2}\)

Để so sánh năng lượng Orbital của 2 cấu hình, ta chỉ cần so sánh năng lượng orbital \(\varepsilon (4s)\) và\(\varepsilon (3d)\) là đủ

Ta có:
+ Năng lượng của \(\varepsilon (4s)\)
\(\sigma (4s) = 2.1 + 8.1 + 8.0,85 + 0,35 = 17,15\)
\({Z^*}(4s) = 20 - 17,15 = 2,85\)
\(\varepsilon (4s) =  - 13,6.{(\frac{{2,85}}{{3,7}})^2} =  - 8,07(eV)\)

+ Năng lượng của \(\varepsilon (3d)\)
\(\sigma (3d) = 18 + 0,35 = 18,35\)
\(\varepsilon (3d) =  - 13,6.{(\frac{{20 - 18,35}}{3})^2} =  - 4,11(eV)\)

Vậy, \(\varepsilon (3d) > \varepsilon (4s)\).
Do đó , ở trạng thái cơ bản nguyên tử canxi có cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}/4{s^2}\)


Phép tính năng lượng đã xác nhận quy tắc KlechKowski là đúng.

===========================
Áp dụng 4.
Lập theo quy tắc KlechKowski, cấu hình electron của nguyên tử mangan (Z=25) ở trạng thái cơ bản. So sánh năng lượng Orbital của cấu hình này với của cấu hình sau:
\(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^7}/4{s^0}\)

Để có trạng thái cơ bản, điền đầy đủ các orbital theo quy tắc Klechkowski và nguyên lý Pauli:
\(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^5}/4{s^2}\)

Nhận thấy 2 cấu hình trên chỉ khác nhau ở phân bố electron trong các AO-3d và AO-4s.

-Tính năng lượng orbital tương ứng:
*Ở cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^5}/4{s^2}\)
\(\sigma (4s) = 2 + 8 + 13.0,85 + 0,35 = 21,40\)
\({Z^*}(4s) = 25 - 21,40 = 3,60\)
\(\varepsilon (4s) =  - 13,6.{\left( {\frac{{3,6}}{{3,7}}} \right)^2} =  - 12,87(eV)\)

\(\sigma (3d) = 16 + 4.0,35 = 19,4\)
\(\varepsilon (3d) =  - 13,6.{\left( {\frac{{25 - 19,4}}{3}} \right)^2} =  - 47,39(eV)\)

Năng lượng Orbital tổng cộng của các electron 3d và 4s là:
\(2\varepsilon (4s) + 5\varepsilon (3d) =  - 262,7(eV)\)

* ở cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^7}/4{s^0}\)
\(\sigma (3d) = 18 + 6.0,35 = 20,1\)
\(\varepsilon (3d) =  - 13,6.{\left( {\frac{{25 - 20,1}}{3}} \right)^2} =  - 36,28(eV)\)

Năng lượng Orbital tổng cộng của các electron 3d và 4s là:
\(0.\varepsilon (4s) + 7\varepsilon (3d) =  - 253,97(eV)\)

Vậy những kết quả tính toán này khẳng định dự đoán của quy tắc KlechKowski.

=============
5.4.3. Năng lượng ion hóa
Định nghĩa:
Năng lượng ion hóa thứ nhất \({E_{i1}}\) của một nguyên tử là năng lượng
tối thiểu cần cung cấp để bứt 1 electron từ nguyên tử ở thể khí và ở trạng
thái cơ bản; nó ứng với quá trình:
\({M_{(k)}} \to {M^ + }_{(k)} + {e^ - }_{(k)}\)

Năng lượng này có thể xác định bằng thực nghiệm.

Electron bị bứt ra này liên kết yếu nhất với hạt nhân, nó ở phân lớp cuối cùng
trong trạng thái cơ bản.

Năng lượng ion hóa thứ nhất phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Năng lượng của Ao chiếm bởi electron bị bứt ra.
+ Sự tổ chức lại tức thời các electron trong cation tạo thành.

Sự tổ chức lại này là so sự giảm hằng số chắn do số electron bị giảm đi 1 đơn vị

Áp dụng quy tắc Slater có thể tính được năng lượng ion hóa của nguyên tử.

*Áp dụng 5:
Xác định năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử silic (Z=14) ở trạng thái
cơ bản.
So sánh với giá trị thực nghiệm 8,2 eV.

Giải:
Có:
\({M_{(k)}} + {E_{i1}} \to {M^ + }_{(k)} + {e^ - }_{(k)}\)
\( \Rightarrow {E_{i1}} = \varepsilon {\rm{\{ }}{M^ + }_{(k)}{\rm{\} }} - \varepsilon {\rm{\{ }}{M_{(k)}}{\rm{\} }}\)

-Cấu hình nguyên tử Silic ở trạng thái cơ bản: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^2}\)
- Cấu hình của ion \(S{i^ + }\): \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^1}\)

Ta thấy chúng chỉ khác nhau ở electron hóa trị :3s3p

-Xét nguyên tử Silic:
\({Z^*}(3s) = {Z^*}(3p) = 14 - (2 + 8.0,85 + 3.0,35) = 4,15\)
\(\varepsilon (3s) = \varepsilon (3p) =  - 13,6.{(\frac{{4,15}}{3})^2} =  - 26,02(eV)\)

- Xét ion \(S{i^ + }\) :
\({Z^*}(3s) = {Z^*}(3p) = 14 - (2 + 8.0,85 + 2.0,35) = 4,5\)
\(\varepsilon (3s) = \varepsilon (3p) =  - 13,6.{(\frac{{4,5}}{3})^2} =  - 30,6(eV)\)

-Giá trị của năng lượng ion hóa thứ nhất:
\({E_{i1}} = \varepsilon (S{i^ + }) - \varepsilon (Si) = 3.( - 30,6) - (4. - 26,02) = 12,3(eV)\)

-Chênh lệch tương đối lớn so với giá trị thực nghiệm:
\(\frac{{12.3 - 8,2}}{{8,2}} \approx 50\% \)

Như vậy, mô hình slater quá đơn giản để cho kết quả thực nghiệm.

=====================
-Quy luật về biến thiên năng lượng ion hóa thứ nhất:

Theo số liệu về giá trị \({E_{i1}}\) thực nghiệm đối với các nguyên tố của 5
chu kỳ đầu cho thấy ( hình bên dưới ):
năng lượng ion hóa thứ nhất
Năng lượng ion hóa thứ nhất theo eV của một số nguyên tử ở trạng thái cơ bản. (giá trị thực nghiệm)

- Trong đại đa số trường hợp, sự biến thiên của \({E_{i1}}\) liên quan tới sự biến thiên của Z* và của bán kính \(\rho \) của các AO hóa trị.
- Đối với AO hóa trị có cùng số lượng tử n: Khi Z tăng thì Z* tăng và \(\rho \) giảm. Do đó electron hóa trị càng khó bứt ra, theo chu kỳ thì từ trái sang phải năng lượng ion hóa thứ nhất tăng dần.

Có một vài bất thường, ví dụ khi n=2, \({E_{i1}}\) của Be lớn hơn của B, của N lớn hơn của O. Điều này được giải thích là do những phân lớp đã đày một nữa ( bán bão hòa) hoặc đã bão hòa và có độ bền vững đáng kể.

- Mỗi khi số lượng tử n của AO hóa trị tăng một đơn vị thì Z* giảm đột ngột còn \(\rho \) tăng lên, do đó \({E_{i1}}\) giảm một cách đột ngột.

- Trong trường hợp các nguyên tố chuyển tiếp:
Trong khi các electron cuối cùng điền vào các Orbital cuối cùng là các AO-(n-1)d
(theo quy tắc KlechKowski) thì sự tạo thành các cation tương ứng lại luôn bắt đầu với electron
của AO-ns.

Điều bất thường này có thể được giải thích bằng phương án tính năng lượng orbital.

-Ví dụ 6:
So sánh năng lượng orbital của ion Fe2+ trong cấu hình: 1s2/2s22p6/3s23p63d6/4s0


và trong cấu hình:
\(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^4}/4{s^2}\)

Hai cấu hình này chỉ khác nhau ở phân bố electron trong các AO 3d và 4s.

Tính năng lượng Orbital tương ứng.
∎ Ở cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^4}/4{s^2}\)

\(\sigma (4s) = 2 + 8 + 12.0,85 + 0,35 = 20,55\)
\(\varepsilon (4s) =  - 13,6{\left( {\frac{{26 - 20,55}}{{3,7}}} \right)^2} =  - 29,51(eV)\)

\(\sigma (3d) = 18 + 3.0,35 = 19,05\)
\(\varepsilon (4s) =  - 13,6{\left( {\frac{{26 - 19,05}}{3}} \right)^2} =  - 72,99(eV)\)

Năng lượng orbital của các electron 3d và 4s là:
\(2\varepsilon (4s) + 4\varepsilon (3d) =  - 351,0(eV)\)

∎ Ở cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^6}/4{s^0}\)

\(\sigma (3d) = 18 + 5.0,35 = 19,75\)
\(\varepsilon (3d) =  - 13,6.{\left( {\frac{{26 - 19,75}}{3}} \right)^2} =  - 59,03(eV)\)

Năng lượng orbital của các electron 3d và 4s là:
\(6\varepsilon (3d) =  - 354,2(eV)\)

Cấu hình của nguyên tử sắt ở trạng thái cơ bản là: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^6}/4{s^2}\)
Đặt năng lượng của các electron 3d và 4s là -A(eV) (A là số dương)
∎ Ở cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^4}/4{s^2}\)
Tổng năng lượng để bứt ra 2 electron là:
\(Fe + \Delta E \to F{e^{2 + }}\)
\(\Delta E = \varepsilon (F{e^{2 + }}) - \varepsilon (Fe) =  - 351,0 + A\)

∎ Ở cấu hình: \(1{s^2}/2{s^2}2{p^6}/3{s^2}3{p^6}3{d^6}/4{s^0}\)
Tổng năng lượng để bứt ra 2 electron là:
\(Fe + \Delta E' \to F{e^{2 + }}\)
\(\Delta E' = \varepsilon (F{e^{2 + }}) - \varepsilon (Fe) =  - 354,2 + A\)

Suy ra: \(\Delta E' - \Delta E < 0\)
Tức electron bị bứt ra ở AO-4s dễ hơn AO-3d.

Ta có kết luận sau: Khi ion hóa những nguyên tố chuyển tiếp, electron dễ bị bứt ra nhất là electron
ở AO-ns chứ không phải electron ở AO-(n-1)d.
==========================


Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Quy tắc slater và ứng dụng trong ôn thi học sinh giỏi

Quy tắc slater có nhiều ứng dụng trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia, olympic 30-4 môn hóa học. Cụ thể đó là xem cấu hình electron nào là đúng trong các cấu hình đưa ra hay là tính năng lượng ion hóa của một nguyên tử hoặc của một ion nào đó.

1.Sự gần đúng Slater

Tham khảo: Slater
Các electron là những hạt mang điện tích âm nên khi chuyển động chúng sẽ che chắn lẫn nhau khỏi lực hút của hạt nhân nguyên tử. Khi đó năng lượng của hệ sẽ được tính như sau:
\({E_{n,l}} =  - 13,6\frac{{{{({Z^*})}^2}}}{{{{({n^*})}^2}}} =  - 13,6\frac{{{{(Z - b)}^2}}}{{{{({n^*})}^2}}}\)

b: là hằng số chắn
n: là số lượng tử chính
\(n*\): Là số lượng tử hiệu dụng
Z: Là số điện tích hạt nhân
\(Z*\): số điện tích hạt nhân hiệu dụng.
l: là số lượng tử phụ.

Cách tính số lượng tử chính hiệu dụng n*.

\(\frac{{n = }}{{n* = }}\frac{1}{1};\frac{2}{3};\frac{3}{3};\frac{4}{{3,7}};\frac{5}{4};\frac{6}{{4,2}}\)

Cách tính hằng số chắn b:

Để tính hằng số chắn b, các AO được chia thành các nhóm như sau:
1s/ 2s2p/ 3s3p/ 3d/ 4s4b/ 4d/ 4f/.....
Tính hằng số chắn dựa theo nguyên tắc sau:
a) Trị số hằng số chắn đối với 1 electron đang xét sẽ bằng tổng các trị số góp của các electron khác.
b) Các electron ở các nhóm AO phía bên ngoài nhóm AO đang xét ( bên tay phải ở cấu hình electron hay cấu hình năng lượng của nguyên tử hay ion đang xét) sẽ không đóng góp vào hằng số chắn:
Ví dụ: 
\(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^3}\)
Ta xét electron trong nhóm AO: \(2{s^2}2{p^6}\) thì các electron ở nhóm \(3{s^2}3{p^3}\) sẽ không đóng góp gì vào hằng số chắn.
c) Mỗi electron nằm trong cùng một nhóm AO đang xét sẽ đóng góp vào hằng số chắn một lượng 0,35; riêng electron ở AO-1s chỉ đóng góp 0,3.
d) Mỗi electron nằm phía bên trong của AO đang xét ( phía bên tay trái) sẽ đóng góp như sau:
- AO đang xét là AO có vị trí nhóm AO giả sử là m, và AO đang xét là AO-s,p:
 +Nhóm AO bên trong kế cạnh nhóm m đó là AO ở nhóm m-1:
 + Nếu AO ở nhóm số m-1: là AO-s,p: Đóng góp vào hằng số chắn 0,85.
 + Nếu AO ở nhóm số m-1 là AO-d,f : Đóng góp vào hằng số chắn 0,85.
- AO đang xét là AO có vị trí nhóm AO giả sử là m, và AO đang xét là AO-d,f:
 + Tất cả các electron ở các AO bên trong đều đóng góp hằng số chắn là 1.
- Tất cả các AO ở nhóm số m-2 : đều đóng góp vào hằng số chắn là 1.

Hiện nay có 2 quan điểm về việc phân chia nhóm khi tính toán bằng quy tắc slate

a) Quan điểm 1

Ta nhìn nhận quan điểm này theo ví dụ sau đây:
Ni (Z=28): 1s2/2s22p6/3s23p63d8/4s2

Các hằng số chắn được tính như sau
\(\begin{array}{l}
{b_{1s}} = 1 \times 0.3 = 0.3\\
{b_{2s2p}} = 2 \times 0.85 + 7 \times 0.35 = 4.15\\
{b_{3s3p}} = 2 \times 1 + 8 \times 0.85 + 7 \times 0.35 = 11.25\\
{b_{3d}} = 18 \times 1 + 7 \times 0.35 = 20.45\\
{b_{4s}} = 10 \times 1 + 16 \times 0.85 + 1 \times 0.35 = 24.95
\end{array}\)

Điểm đặc biệt ở đây là khi ta tính hằng số chắn ở nhóm 4s , theo quan điểm này thì nhóm thứ m-1 là nhóm (3s3p3d).
Tham khảo:
 Cách tính năng lượng electron

b) Quan điểm 2

 Ta nhìn nhận quan điểm này theo ví dụ sau đây:
Ni (Z=28): 1s2/2s22p6/3s23p6/3d8/4s2

Các hằng số chắn được tính như sau
\(\begin{array}{l}
{b_{1s}} = 1 \times 0.3 = 0.3\\
{b_{2s2p}} = 2 \times 0.85 + 7 \times 0.35 = 4.15\\
{b_{3s3p}} = 2 \times 1 + 8 \times 0.85 + 7 \times 0.35 = 11.25\\
{b_{3d}} = 18 \times 1 + 7 \times 0.35 = 20.45\\
{b_{4s}} = 10 \times 1 +8 \times 1+ 8 \times 0.85 + 1 \times 0.35 = 25.15
\end{array}\)

Điểm đặc biệt ở đây là khi ta tính hằng số chắn ở nhóm 4s , theo quan điểm này thì nhóm thứ m-1 là nhóm (3d) và nhóm thứ m-2 là (3s3p).

Quan điểm 2 là một quan điểm hiện đại. Do đó khi các bạn sử dụng quy tăc slater để tính toán hãy chú ý lấy điều này. Hãy hỏi xem giáo viên của bạn sử dụng quan điểm nào. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu, mình thấy đa số các tìa liệu việt nam sử dụng quan điểm 1, các bạn phải lưu ý điều này khi tính năng lượng theo quy tắc slater.

Để các bạn hiểu rõ hơn về quy tắc slater, mình sẽ trích nguyên bản tiếng anh

Slater’s Rule

Slater's Rule determines the shielding constant which is represented by S. To determine the effective nuclear charge use this equation:
Z*=Z-S.
• According to Slater's rule, the electrons are grouped like:
(1s)(2s,2p)(3s,3p)(3d)(4s,4p)(4d)(4f)(5s,5p)(5d)(5f)...
• Electrons to the right of the electron you have chosen do not contribute because they don't shield.
• In the same group, each electron shields 0.35.
• If the desired electron is in the (s,p) orbital, each electron in n-1 contribute 0.85.
• Electrons in n-2 contribute 1.00
• If the desired electron is in the (d,f) orbital, anything to the left shields completely and therefore has a value of 1.0.

Tất nhiên theo nguyên bản này, nó sẽ hoạt động theo quan điểm 2. Nhưng xét về mặt câu cú, thì nên thay n bằng m như ở phần cách tính hằng số chắn b mình đã nói ( để tránh sự nhầm lẫn).
Xem tài liệu nói về vấn đề này:Xem ở đây (slide 6)

Trong cuốn sách " Hóa học năm thứ nhất MPSI và PTSI" cho thấy: 

Quan điểm 1 được sử dụng.
Do đó trong phạm vi bài viết này, lấy tài liệu này để sử dụng làm tài liệu chính thống. Được sử dụng cho hệ thống các bài tập và vấn đề liên quan đến quy tắc slater.

1. Tóm tắt lại quy tắc slater
2. Gần đúng slater và bán kính orbital
3. Năng lượng Orbital
4. Kiểm chứng quy tắc Kleckowski
5. Cách tính năng lượng ion hóa theo quy tắc slater
6. Các dạng bài tập ứng dụng
---------------------

1. Cách tính tổng năng lượng electron của nguyên tử hay ion
Để tính được tổng năng lượng của electron của nguyên tử hay ion ta phải thực hiện nhiều bước khác nhau. Sau đây là một ví dụ thực hiện cách tính thông qua nguyên tử Ni.
Phương pháp tính: Sử dụng quan điểm 2.
Năng lượng được tính theo hệ thức:
\({E_{n,l}} =  - 13,6\frac{{{{({Z^*})}^2}}}{{{{({n^*})}^2}}} =  - 13,6\frac{{{{(Z - b)}^2}}}{{{{({n^*})}^2}}}\)
Bước 1: Viết cấu hình electron hay cấu hình năng lượng của nguyên tử
-Giả sử cấu hình electron của Ni là: Ni (Z=28): 1s2/2s22p6/3s23p6/3d8/4s2
Bước 2: Tính hằng số chắn
Các hằng số chắn được tính như sau
\(\begin{array}{l}
{b_{1s}} = 1 \times 0.3 = 0.3\\
{b_{2s2p}} = 2 \times 0.85 + 7 \times 0.35 = 4.15\\
{b_{3s3p}} = 2 \times 1 + 8 \times 0.85 + 7 \times 0.35 = 11.25\\
{b_{3d}} = 18 \times 1 + 7 \times 0.35 = 20.45\\
{b_{4s}} = 10 \times 1 +8 \times 1+ 8 \times 0.85 + 1 \times 0.35 = 25.15
\end{array}\)

-Hướng dẫn cách tính:
Tính hằng số chắn của từng nhóm Orbital một, 
Ví dụ:
-2 electron của Orbital 1s, chỉ có 1 electron ảnh hưởng tới electron đang xét ở Orbital 1s này \( \Rightarrow \) \({b_{1s}} = 1 \times 0.3\).
-Xét nhóm Orbital 3s3p: có 7 electron trong Orbital này ảnh hưởng tới electron đang xét \( \Rightarrow \) \(b_1 = 0.35 \times 7\), có 8 electron ở orbital-2s2p kế cạnh ảnh hưởng tới electron đang xét \( \Rightarrow \) \(b_2 = 0.85 \times 8\), có 2 electron ở AO-1s ảnh hưởng tới electron đang xét \( \Rightarrow \) \({b_3} = 2 \times 1\).
Tổng cộng: Hằng số chắn của nhóm Orbital 3s3p là: \({b_{3s3p}} = {b_1} + {b_2} + {b_3}\)
Bước 3: Tính năng lượng của 1 electron trên 1 nhóm orbital
Nên nhớ rằng: Ta chỉ tính năng lượng của 1 electron trên orbital đang xét.
-Công thức tính:
\({E_{n,l}} =  - 13,6\frac{{{{({Z^*})}^2}}}{{{{({n^*})}^2}}} =  - 13,6\frac{{{{(Z - b)}^2}}}{{{{({n^*})}^2}}}\)
Kết quả cụ thể như sau:
\(\begin{array}{l}
{E_{1s}} =  - 13.6{\left( {\frac{{28 - 0.3}}{1}} \right)^2} =  - 10435.10eV\\
{E_{2s2p}} =  - 13.6{\left( {\frac{{28 - 4.15}}{2}} \right)^2} =  - 1934.00eV\\
{E_{3s3p}} =  - 13.6{\left( {\frac{{28 - 11.25}}{3}} \right)^2} =  - 423.96eV\\
{E_{3d}} =  - 13.6{\left( {\frac{{28 - 20.45}}{3}} \right)^2} =  - 86.14eV\\
{E_{4s}} =  - 13.6{\left( {\frac{{28 - 23.95}}{{3.7}}} \right)^2} =  - 16.30eV
\end{array}\)

Bước 4: Tính tổng năng lượng electron của nguyên tử.
Năng lượng toàn phần bằng tổng năng lượng của tất cả các electron trong từng nhóm:
\({E_{tp}} = 2{E_{1s}} + 8{E_{2s2p}} + 8{E_{3s3p}} + 8{E_{3d}} + 2{E_{4s}}\)
\({E_{tp}} =  - 40455.60eV\)

Kết luận:
 Thông qua 4 bước ta xác định được tổng năng lượng electron toàn phần của nguyên tử Ni. Qua đó ta cũng thấy nếu ta thay đổi cấu hình electron của nguyên tử, ta sẽ có năng lượng tương ứng. Bằng cách so sánh năng lượng tính được ở mỗi cấu hình tương ứng, năng lượng ở cấu hình nào thấp hơn nó bền hơn ( âm hơn).

2. Quy tắc Klechkovxki
Trong bài này Ứng dụng của quy tắc Klechkovxki là viết cấu hình năng lượng của electron, từ đó viết cấu hình electron. Sau đó là tính năng lượng của nguyên tử hay ion dựa trên cấu hình electron
Xem bài viết: http://www.hoahocnc.com/2015/09/quy-tac-klechkovxki-va-cac-ung-dung-13.html


Tham khảo thêm:
-http://chemwiki.ucdavis.edu/Wikitexts/Mount_Royal_University/Chem_1201/Unit_2._Periodic_Properties_of_the_Elements/2.06%3A_Slater's_Rules

-Hóa học đại cương vô cơ , sách đào tạo dược sỹ hà nội.
=========================
Tham khảo:

https://drive.google.com/file/d/0B1i9PwsI0eqWQ0l3REh5M3J6QXM/view


Đặt ra một số câu hỏi như sau:

-Cách viết cấu hình electron của các nguyên tố họ d từ chu kỳ 3 trở đi là (n+1)s nd hay là nd (n+1)s ?
-Tại sao lại xuất hiện các cấu hình electron theo kiểu \(3{d^5}4{s^1}\) và \(3{d^{10}}4{s^1}\) .?
- Khi tách 1 electron ra khỏi nguyên tử thì năng lượng ion hóa được tính như thế nào?
- Có thể tách tất cả các electron ra khỏi nguyên tử hay không và năng lượng ion hóa được tính như thế nào?

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Danh pháp Đồng phân erythro và threo

Đồng phân erythro và threo

Xem tất cả bài viết về chuyên đề: Series chuyên đề đồng phân hình học
Đồng phân erythro và threo cũng là đồng phân hình học của 2 nhóm thế ở 2 carbon liền nhau, thường là những hợp chất có trung tâm bất đối xứng.

Trong đại đa số trường hợp danh pháp erythro và threo dùng để phân biệt các đồng phân quang học không đối quang của các hợp chất quang hoạt có 2 nguyên tử carbon bất đối liền kề trong phân tử.

Đồng phân erythro có 2 nhóm thế phân bố cùng phía với trục liên kết \( - C - C - \), còn threo có 2 nhóm thế ở 2 phía của trục liên kết \( - C - C - \).


Đồng phân erythro và threo
Mô tả một cách tổng quát như sau:
Đồng phân erythro và threo

Những đồng phân này có thể được biểu diễn bằng công thức phối cảnh, Newman, Fischer. Cấu trúc erythro và threo bắt nguồn từ 2 chất đường Erythrose và threozo

Cấu trúc của 2 đường Erythrose và threose

a) Cấu trúc của đường erythrose

đường erythrose
Dạng công thức chiếu fisher đường erythrose

đường erythrose
Dạng công thức R, S đường erythrose
(2R,3R)-2,3,4-Trihydroxybutanal (D)
(2S,3S)-2,3,4-Trihydroxybutanal (L)

b) Cấu trúc của đường threose

đường threose
Dạng công thức chiếu fisher của threose


đường threose
Dạng công thức R, S
(2S,3R)-2,3,4-Trihydroxybutanal (D)
(2R,3S)-2,3,4-Trihydroxybutanal (L)

c) Các dạng mô tả công thức khác

Danh pháp Đồng phân erythro và threo

Ví dụ điển hình:
Đồng phân erythro và threo
Tham khảo: Stereochemistry of the Addition of Bromine to trans-Cinnamic Acid

Phân tích về đồng phân hình học của hệ vòng cầu

Đồng phân của hệ vòng cầu

Đồng phân hình học của hệ vòng cầu mở đầu cho khái niệm đồng phân endo-exo.
Xem tất cả bài viết về chuyên đề: Series chuyên đề đồng phân hình học

Đồng phân endo-exo

Endo-exo là cụm khái niệm về sự đồng phân trong các hợp chất hữu cơ có nhóm thế nằm trên hệ thống vòng có bắt cầu. Tiếp đầu ngữ endo được dùng cho các đồng phân mang nhóm thế ở vị trí gần nhất, hoặc "xen kẽ kề - syn" so với cầu dài nhất. Trong khi, tiếp đầu ngữ exo thì ngược lại, dùng để chỉ những đồng phân có nhóm thế nằm xa nhất, hoặc "đối - anti" so với cái cầu dài nhất. Ở đây, "dài nhất" và "ngắn nhất" có ý chỉ số lượng nguyên tử có mặt trên cái cầu. Kiểu cấu dạng này có mặt trong các hệ norbornane như dicyclopentadien.
Đồng phân endo-exo
Ở đây, Nhóm thế R ở xa cầu dài nhất là cầu màu đỏ có 2 carbon (bên trái) do đó nó được gọi là exo và ngược lại.
Các thuật ngữ endo và exo cũng được dùng tương tự khi nói về sự chọn lọc lập thể trong Phản ứng Diels-Alder.

Cách xác định đồng phân Endo-Exo

1. Trường hợp các cầu không có nhóm chức

Khi một trong các cầu có chứa nhóm thế khác nhau, nó tạo ra các đồng phân khác nhau và khi 2 cầu còn lại không chứa nhóm thế ở khoảng cách khác nhau với cầu chứa nhóm thế, quy tắc chung để gọi tên đó là dùng tiếp đầu ngữ endo và exo. Đồng phân endo dùng khi nhóm thế nằm gần về phía cầu không chứa nhóm thế dài hơn, còn Đồng phân exo về phía cầu ngắn hơn:
Ví dụ:
đồng phân Endo-Exo
Ở đây nhóm -OH là nhóm thế, dựa vào nhóm thế này để xác định Endo-Exo.

2. Trường hợp các cầu có nhóm chức

* Khi 2 cầu không có nhóm thế ở khoảng cách bằng nhau so với cầu có nhóm thế \( \Rightarrow \) Không áp dụng danh pháp Endo-Exo.

Khi 2 cầu không có nhóm thế ở khoảng cách bằng nhau so với cầu có nhóm thế, tuy nhiên một trong 2 cầu lại có nhóm chức, thì đồng phân Endo là đồng phân có nhóm thế nằm gần với nhóm chức ( tức là cùng phía với nhóm chức); Ngược lại Đồng phân exo có nhóm thế nằm khác phía hay xa nhóm chức hơn.
Ví dụ:
phương pháp xác định đồng phân endo-exo
Các nhóm thế và nhóm chức đã được khoanh tròn để biểu thị vị trí so với nhau.

3. Theo quy ước của IUPAC

Theo tài liệu: (September, 2004), "IUPAC complete", Preferred IUPAC Names, Chapter 9, pp.1075, 1097, 1244
 Trong hệ bicyclo[xyz]ankan, \(x \ge z > y \ge 1\) và \(x + z < 7\)
đồng phân hình học của hệ vòng cầu
Các vị trí thể hiện sự tương đối như trong hình vẽ.
Tham khảo: http://goldbook.iupac.org/E02094.html
Một số ví dụ:
danh pháp Endo-Exo
Vị trí thế ở Flo có khoảng cách tới 2 cầu nối còn lại là giống nhau do đó không có đồng phân Endo-exo. Nó ở cùng mặt phẳng với các carbon đánh số thứ tự lớn hơn ở cầu nối còn lại nên nó được gọi là 7-anti.
Vị trí của Brom, nó ở gần cầu nối có số carbon lớn hơn nên nó được gọi là 2-endo.

Ví dụ 2:

danh pháp Endo-Exo

4. Phân tích một số trường hợp phức tạp của đồng phân endo-exo

Các ví dụ sau cũng giống như là bài tập về đồng phân endo-exo, các bạn hãy cùng phân tích.
Ví dụ 1:
bài tập về đồng phân endo-exo
-Vị trí số 2 cảu nhóm -OH nó ở xa so với cầu nối 3 carbon còn lại \( \Rightarrow \) 2-exo.
-Vị trí số 4 của nhóm \(C{H_3}O - \) ở gần cầu nối 3 carbon \( \Rightarrow \) 4-endo.
-Vị trí số 7 của nhóm -I, nó ở xa so với cầu nối 4 carbon \( \Rightarrow \) 7-exo.

Ví dụ 2:
bài tập về đồng phân endo-exo

- Vị trí số 3 của Br- ở xa số với cầu nối 2 carbon \( \Rightarrow \) 3-exo.
- Nhóm \(C{H_3} - \) ở cùng phía so với cầu nối được đánh số nhỏ nhất \( \Rightarrow \) 7-syn.
- Ở đây có một nhóm chức \( > C = O\) do đó cũng có thể gọi là 7-endo.

Ví dụ 2 cũng đã gợi ý cho chúng ta thấy, vị trí không gian 3D của các nhóm thế, nếu ta quy ước đâu là vị trí gần người quan sát ta sẽ thấy được nét tương đồng giữa cấu dạng và cấu trúc không gian 3 chiều nó giống nhau tới mức độ nào.
Ví dụ 3: Các bạn tự phân tích
bài tập về đồng phân endo-exo
 The end!

Thứ nguyên và đơn vị chuẩn trong hóa học, đơn vị chuẩn SI

Để tránh nhầm lẫn trong công thức, điều cần biết rõ trong hóa học, vật lý đó là thứ nguyên và đơn vị. Tất cả nên theo 1 đơn vị chuẩn, hiện nay phổ biến là đơn vị chuẩn quốc tế SI.

Nội dung về thứ nguyên

1.Thứ nguyên là gì? [1]
3. Hệ đơn vị SI [1]
3.1. Hệ đơn vị cơ sở
3.2. Một số đơn vị SI dẫn xuất hay dùng.
3.3. Một số đơn vị khác khi sử dụng cần chuyển về hệ SI.
3.4. Phương trình và đơn vị một số đại lượng hay dùng:
3.5. Các bậc , bội ước so với đơn vị cơ sở.
Thao Khảo

1.Thứ nguyên là gì?

Các đại lượng (vật lý) cần đo thường được viết dưới dạng một biểu thức thứ toán học và được biểu diễn bằng một phương trình thứ nguyên. Phương trình thứ nguyên có thể xem như là một biểu thức toán và được biểu diễn bằng các đại lượng cơ sở dưới dạng một tích số.

Ta có thể xem thứ nguyên như sự tổng quát hóa của đơn vị, trong đó ta không còn coi trọng đến sự thể hiện cụ thể của đơn vị nữa mà chỉ xét đến bản chất của đơn vị đó. Thí dụ như km, in, μm, dặm, hải lý là các đơn vị khác nhau nhưng chúng có một bản chất chung, đó là khoảng cách hay chiều dài, như vậy các đơn vị này có cùng thứ nguyên.

Tất cả các thứ nguyên của những đại lượng cần đo trong cơ học đều xuất phát từ 3 đại lượng cơ sở chính là: Chiều dài (L); khối lượng (M); Thời gian (T).
Ví dụ:
Thứ nguyên của tốc độ:\[{\rm{[}}v{\rm{]}} = \frac{{đoạn đường}}{{thời gian}} = L{T^{ - 1}}\]
Thứ nguyên của gia tốc:\[{\rm{[}}a] = \frac{{vận tốc}}{{thời gian}} = L{T^{ - 2}}\]
Thứ nguyên của lực: \[{\rm{[}}F] = khối lượng*gia tốc = ML{T^{ - 2}}\]
Thứ nguyên của công: \[{\rm{[}}A] = lực*đoạn đường đi = M{L^2}{T^{ - 2}}\]   
Ta có: Một đại lượng cần xác định mà ở đó các thứ nguyên của chúng đều bị triệt tiêu sẽ dẫn đến đại lượng không có thứ nguyên.

2. Đơn vị?

*Đơn vị là gì?

Khi người ta tiến hành đo một đại lượng nào đó tức là muốn so sánh đại lượng đó với đại lượng cùng loại lấy làm chuẩn để so sánh gọi là đơn vị đo.
Các đơn vị đo được xác định bởi mẫu chuẩn lưu giữ tại Viện Cân đo Quốc Tế. Ví dụ mét là đơn vị đo chiều dài.
Độ lớn của một đại lượng vật lý cụ thể mà theo quy ước lấy giá trị bằng số là 1 được gọi là đơn vị của đại lượng vật lý đó. Ví dụ mét, kilogam.
Tập hợp các đơn vị làm thành một hệ đơn vị. Đã có một số hệ đơn vị thông dụng như: Hệ MKS (mét, kilogam, giây)......
Ở mỗi nơi lại có một hệ đơn vị riêng theo thói quen dùng. Nó gây khó khăn trong việc giao lưu quốc tế. Do đó hệ đơn vị chuẩn quốc tế chung SI ra đời.

*Các hệ đơn vị

a) Hệ thống MKS là hệ thống mà những đơn vị cơ bản của nó là mét, kilogam, giây.
b) Hệ thống CGS là hệ thống mà những đơn vị cơ bản của nó là mét, gam, giây.
c) Hệ thống MKGS là hệ thống mà đơn vị cơ bản của nó là mét, kiglogam lực, giây.

3. Hệ đơn vị SI [1]

Sau đây là một số chỉ dẫn quan trọng nhất thuộc hệ SI có liên quan đến việc sử dụng cho các bài tập hóa đại cương.

3.1. Hệ đơn vị cơ sở 

Có 7 đơn vị chính thuộc hệ SI.
  • Chiều dài: mét (metre , m)
  • Thời gian: giây (second), s)
  • Khối lượng: Kilogam (kilogram, kg)
  • Lượng chất: mol (mol, mol) :
    Đơn vị đo số hạt cấu thành thực thể bằng với số nguyên tử trong 0,012 kilôgam \(^{12}C\) nguyên chất (CGPM lần thứ 14 (1971) Nghị quyết 3, CR 78). Các hạt có thể là các nguyên tử, phân tử, ion, điện tử... Nó xấp xỉ \(6.02214199 \times {10^{23}}\) hạt.
  • Nhiệt độ: Kenvin (Kelvin, K)
  • Cường độ dòng điện: Ampe (Ampere, A)
  • Cường độ ánh sáng: Candela, Cd.

3.2. Một số đơn vị SI dẫn xuất hay dùng.

Từ 7 đơn vị cơ sở nêu trên người ta còn có thể định nghĩa một số đơn vị dẫn xuất hay dùng trong hệ SI.
  • Lực: Đơn vị (Niutơn, Newton),  N,   \(kg.m.{s^{ - 2}}\)
  • Áp suất: Pascal, Pa,                           \(kg.{m^{ - 1}}.{s^{ - 2}}\)
  • Năng lượng: Jun (Joule), J,               \(kg.{m^2}{s^{ - 2}}\).
  • Công suất: Oát (Watt), W,                \(kg.{m^2}.{s^{ - 3}}(hay:J.{s^{ - 1}})\)
  • Điện tích : Culông (Coulomb), C,    As.
  • Điện thế: Vôn (Volt), V,                   \(J.{A^{ - 1}}{s^{ - 1}}\).
  • Tần số : Héc (Hertz), Hz,                 \({s^{ - 1}}\)

3.3. Một số đơn vị khác khi sử dụng cần chuyển về hệ SI.

a) Đơn vị chiều dài
-micromet: \(1\mu m{\rm{ }} = {10^{ - 6}}m\)
-nanomet:  \(1nm{\rm{ }} = {10^{ - 9}}m\)
-Angstrom: 1Å = \({10^{ - 10}}m\)
b) Đơn vị Thể tích
-Lít: \(1l = {10^{ - 3}}{m^3}\)
c) Đơn vị Nhiệt độ
-t0 bách phân, Celsius hay 0C. : \(T(K) = {t^0}(C) + 273,15\)
d) Đơn vị Thời gian:
-Phút: minute, min, 1min=60 s.
-Giờ: hour, h, 1h=3600 s.
e) Đơn vị Áp suất
-tor, torr, 1torr = 133,322Pa.
-milimet thủy ngân, milimetre Hg, mmHg , 1mmHg=133,322Pa.
-atmosphere: atm, : \(1atm = 1,{013.10^5}Pa\)
-bar, bar,: \(1bar = {10^5}Pa \approx 1atm\)
f) Đơn vị năng lượng
-ec, erg, : \(1erg = {10^{ - 7}}J\)
-calo, calorie, 1cal=4,184J.
-oát giờ, watt hour, 1W.h=3600J.
-electron vôn, electron Volt: \(1eV = 1,{62.10^{ - 19}}J\)
g) Đơn vị điện tích
-đơn vị tĩnh điện, unit electronstatical: \(1uesCGS = \frac{1}{{2,9979}}{.10^{ - 19}}C\)
(CGS: Đây là hệ : cemtimet,gam, giây).
h) Đơn vị lực
- đyn, dyne, \(1dyn = {10^{ - 5}}N\)
i) Đơn vị momen lưỡng cực:
-Đề bai, debye, \(1D = \frac{1}{{2,9979}}{.10^{ - 29}}Cm\)

3.4. Các đơn vị kinh nghiệm phi SI được chấp nhận sử dụng trong SI


Tên Ký hiệu Đại lượng đo Tương đương với đơn vị SI
Electron Vôn eV Năng lượng \(1eV = 1.60217733\left( {49} \right) \times {10^{ - 19}}J\)
đơn vị khối lượng nguyên tử u khối lượng \(1u = 1.6605402\left( {10} \right) \times {10^{ - 27}}kg\)
đơn vị thiên văn AU chiều dài \(1AU = 1.49597870691\left( {30} \right) \times {10^{11}}m\)

3.5. Phương trình và đơn vị một số đại lượng hay dùng

a) Diện tích $$S = {l^2}({m^2})$$
b) Thể tích $$V = {l^3}({m^3})$$
c) Vân tốc $$v = \frac{l}{t}(m.{s^{ - 1}})$$
d) Gia tốc \[a = \frac{v}{t}(m.{s^{ - 2}})\]
e) Lực \[F = ma(kg.m.{s^{ - 2}})(N)\]
f) Áp suất \[P = \frac{F}{S}(kg.{m^{ - 1}}.{s^{ - 2}})(Pa)\]
g) Khối lượng riêng \[D = \frac{m}{V}(kg.{m^{ - 3}})\]
h) Công (năng lượng) \[A = F.l(kg.{m^2}.{s^{ - 2}})(N.m)(J)\]
i) Công suất \[P = \frac{A}{t}(kg.{m^2}.{s^{ - 3}})(J.{s^{ - 1}})({\rm{W}})\]
k) Tần số \[f = \frac{1}{T}({s^{ - 1}})\]

3.6. Các tiền tố của SI, Các bậc , bội ước so với đơn vị cơ sở

Khi sử dụng hệ đơn vị SI người ta thường lấy các bậc giản ước là đơn vị bậc bội  \({10^n}\) hay đơn vị bậc ước  \({10^{ - n}}\) với n là số nguyên:

Cách sử dụng:
  • Ví dụ 1, đơn vị là mét:
    \(1milimet = mili + met = m + m = 1mm = {10^{ - 3}}m\)
  • Ví dụ 2: Đơn vị là g:
    \(1miligam = mili + gam = m + g = 1mg = {10^{ - 3}}g\)

\({10^n}\) Tiền tố Ký hiệu Tên gọi
\({10^{24}}\) yôta Y Triệu tỷ tỷ
\({10^{21}}\) zêta Z Nghìn (ngàn) tỷ tỷ
\({10^{18}}\) êxa E Tỷ tỷ
\({10^{15}}\) pêta P Triệu tỷ
\({10^{12}}\) têra T Nghìn (ngàn) tỷ
\({10^9}\) giga G Tỷ
\({10^6}\) mêga M Triệu
\({10^3}\) kilô k Nghìn (ngàn)
\({10^2}\) héctô h Trăm
\({10^1}\) đêca da Mười
\({10^{ - 1}}\) đêxi d Một phần mười
\({10^{ - 2}}\) xenti, (đọc là xen ti) c Một phần trăm
\({10^{ - 3}}\) mili m Một phần nghìn (ngàn)
\({10^{ - 6}}\) micrô µ Một phần triệu
\({10^{ - 9}}\) nanô n Một phần tỷ
\({10^{ - 12}}\) picô p Một phần nghìn (ngàn) tỷ
\({10^{ - 15}}\) femtô f Một phần triệu tỷ
\({10^{ - 18}}\) atô a Một phần tỷ tỷ
\({10^{ - 21}}\) zeptô z Một phần nghìn (ngàn) tỷ tỷ
\({10^{ - 24}}\) yóctô y Một phần triệu tỷ tỷ

Tham Khảo

1. Lâm Ngọc Thiềm (2008), Cơ sở lí thuyết hóa học (dành cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ dự thi sau đại học), Nhà xuất bản y học, pp. 97-102.
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/SI

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Phân tích về Đồng phân hình học hệ vòng ngưng tụ

Đồng phân hình học hệ vòng ngưng tụ - đa vòng ngưng tụ

Các bạn nên chú ý kỹ phần này, trong phần này sẽ cho các bạn nắm bắt khá kỹ về lập thể của các hệ đa vòng ngưng tụ. Cách vẽ cấu dạng của các hê này.
Xem tất cả bài viết về chuyên đề: Series chuyên đề đồng phân hình học

Hệ vòng ngưng tụ bixyclo

Là một hệ vòng có một cạnh chung 2 carbon, đồng phân có thể là cis-trans:
Ví dụ : decalin
cis-trans decalin
Hay mô tả bởi công thức rút gọn:
cis-trans decalin
Dấu chấm đạm biểu thị hydro hướng về phía người quan sát

Lập thể của đồng phân cis-trans decalin được mô tả như sau- Cấu dạng:
cis-trans decalin

Đối với các vòng nhỏ, cấu hình trans- quan trọng hơn nhưng không phổ biến hơn, nó có thể có. Cấu hình cis- đa số phổ biến hơn

Lý do: ở các hệ vòng nhỏ, vốn dĩ nó đã không bền do sức căng của hệ vòng, thêm cấu hình cis- sẽ gây ra lực đẩy giữa các nhóm thế ở cấu hình cis- trong không gian gây ra bởi tương tác Van Der Waals, làm cho hệ vòng càng không bền. Ví dụ, người ta đã tổng hợp được chất sau đây:
trans-bicyclo[3.2.0]heptan
Cấu trúc không gian của nó như sau:
trans-bicyclo[3.2.0]heptan
-Cấu hình cis- lại tồn tại đa số ở các hệ vòng nhỏ, nguyên nhân có thể là do sự tồn tại về mặt không gian , mặc dù đồng phần trans- nếu tồn tại sẽ bền hơn đồng phân cis- tuy nhiên do sự cản trở không gian khi ngưng tụ (sự cản trở này là do khi ngưng tụ sẽ tạo ra khoảng cách quá lớn không thể xen phủ để tạo ra liên kết, mà nếu liên kết được sẽ tạo ra một sức căng vòng lớn) nó không cho phép đồng phân trans- tồn tại, nhất là ở hệ ngưng tụ với vòng 3 cạnh. 

Vòng 3 cạnh ngưng tụ với vòng 4,5,6 cạnh chỉ có đồng phân cis-: [3]

Đồng phân trans- là không thể vì vòng 3 cạnh có cấu trúc vòng phẳng, khi ngưng tụ 2 cạnh trong vòng 3 cạnh chỉ có thể cùng hướng lên gần người quan sát hoặc cùng hướng về phía xa người quan sát:
Ví dụ: Vòng 5 cạnh + vòng 3 cạnh:
cấu dạng hệ bicyclo
Nếu lựa chọn tôi sẽ lựa chọn cách vẽ bên phải, nó dễ nhìn và đẹp hơn cách bên trái
Ví dụ vòng 3 cạnh + vòng 4 cạnh:
cấu dạng hệ bicyclo 3+4
Chú thích: Bên phải dành cho bạn nhìn và so sánh
Vòng 6 cạnh vẽ tương tự.

Vòng 4 cạnh ngưng tụ với vòng 5, 6 cạnh chỉ cho đồng phân cis-, ngưng tụ với vòng 7 cạnh trở lên cho cả đồng phân cis-trans: [3]

Vòng 4 cạnh ngưng tụ với vòng 5, 6 cạnh chỉ cho đồng phân cis
Mô tả lập thể cho các hệ vòng trên:
Ví dụ: Vòng 4 cạnh + vòng 5 cạnh
đồng phân hình học hệ đa vòng ngưng tụ
Trường hợp sau là một trường hợp đặc biệt: (Có sự mâu thuẩn đặc biệt trong cùng 1 cuốn sách :3 của Thái Doãn Tĩnh). Chất sau đã được tổng hợp 
đồng phân hình học hệ đa vòng ngưng tụ
Bằng chứng cho thấy: trans-bicyclo[3.2.0]heptane hay (1R,5R)-bicyclo[3.2.0]heptane đã được tổng hợp. (chất số 78)
Trong các tài liệu trích dẫn ở dưới, còn có các trường hợp đặc biệt sau:

đồng phân hình học hệ đa vòng ngưng tụ
Tham Khảo:
-78: Meinwald, J.; Tufariello, J.J.; Hurst, J.J. J. Org. Chem. 1964, 29, 2914.
-78, 79: Michael B. Smith, Jerry March.(2007),MARCH’S ADVANCED ORGANIC CHEMISTRY:  REACTIONS, MECHANISMS,AND STRUCTURE, SIXTH EDITION, 206.
-79: Paukstelis, J.V.; Kao, J. J. Am. Chem. Soc. 1972, 94, 4783. For references to other examples, see Dixon, D.A.; Gassman, P.G. J. Am. Chem. Soc. 1988, 110, 2309.
Ví dụ: Vòng 4 cạnh + vòng 6 cạnh:
đồng phân hình học hệ đa vòng ngưng tụ

Vòng 5 cạnh ngưng tụ với vòng 6 cạnh cho cả đồng phân cis-trans, vòng 6 cạnh ngưng tụ với vòng 6 cạnh cho cả đồng phân cis-trans giống như  Decalin. : [3]

đồng phân hình học hệ vòng ngưng tụ
Lập thể của hệ này:
mô tả cách vẽ cấu dạng của hệ đa vòng ngưng tụ
Hình ảnh này mô tả lập thể của hệ và mô tả cách vẽ hệ này, và tại sao lại vẽ được hệ này. Đây là mô tả cách vẽ đồng phan cis-
mô tả cách vẽ cấu dạng của hệ đa vòng ngưng tụ
Còn đây là cách vẽ đồng phân trans-.

Tham khảo

1. Francis  A Carey (2008), Organic Chemistry 7th Edition, McGraw-Hill; University of Virginia, pp. 128.
2. (September, 2004), "IUPAC complete", Preferred IUPAC Names, Chapter 9, pp. 1036-1113; 1088-1092.
3. PGS.TS Thái Doãn Tĩnh (2008), Cơ chế và phản ứng hóa học hữu cơ tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, pp. 148-244.
4. Võ Thị Thu Hằng (2002), Hóa học lập thể, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ( KHOA HÓA ), TP Hồ chí minh, pp. 6-7; 46-49.

Đồng phân hình học của hệ đơn vòng

Nói một cách ngắn gọn: Các nhóm thế tương đương cùng phía với mặt phẳng vòng → cis, khác phía → trans:

Đồng phân hình học của hệ đơn vòng
Xem tất cả bài viết về chuyên đề: Series chuyên đề đồng phân hình học

Đồng phân hình học  Hệ đơn vòng ( một vòng)

-Ta xét các đồng phân hình học của các hệ vòng sau: cyclopropan (3 cạnh), cyclobutan (4 cạnh),cyclopentan (5 cạnh), cyclohexan (6 cạnh). Các hệ đơn vòng khác xét 1 cách tương tự. Xem xét đồng phân cis-trans thông qua mặt phẳng vòng.

Để rút ngắn sự mô tả, người ta dùng phương pháp sau: [3]

Hydro ở carbon có nhóm thế biểu diễn bằng dấu chấm đậm nếu nó hướng về phía người quan sát, nghĩa là ở phía trước mặt phẳng của vòng, còn nếu hydro ở phía sau người quan sát thì không biểu diễn, các liên kết khác vẫn biểu diễn bằng nét liền , đa số các hydro khác bỏ qua. Cách biểu diễn này dùng để biểu diễn cho tiện, riêng tôi là tôi không thích vì nó không hiện rõ ngay vị trí hydro trong không gian. Về dạng vòng, nếu biểu diễn ngay cấu dạng của nó sẽ cho ta thấy được vị trí không gian cụ thể của nhóm thế, điều này rất có lợi cho việc phán đoán cơ chế phản ứng.
Một số ví dụ:
Đồng phân hình học của hệ đơn vòng

Đồng phân cis-trans của cyclopropan.

Cách biểu diễn đồng phân hình học rất đa dạng, để dễ nhìn người ta thường biểu diễn thông qua các công thức sau:
Đồng phân cis-trans của cyclopropan

Đồng phân cis-trans của cyclobutan

Cyclobutan 2 lần thế có các đồng phân hình học ở các vị trí 1,2 và 1,3. [3, 4]
Ví dụ:
Đồng phân cis-trans của cyclobutan
Đồng phân cis-trans của cyclobutan

Cấu dạng của vòng 4 cạnh sẽ cho thấy rõ vị trí trong không gian của đồng phân cis-trans:
cấu trúckhông gian của đồng phân cis-trans
2 hình ảnh đầu tiên mô tả cấu dạng, hình ảnh cuối mô tả công thức phẳng bình thường chúng ta hay vẽ.

Các cyclopentan 2 lần thế cho các đồng phân hình học : cis-trans của 1,2-và  1,3-:

Ví dụ:
đồng phân hình học cua cyclopentan
Cấu dạng của vòng 5 cạnh sẽ miêu tả rõ hơn về cấu trúc đồng phân hình học này:
Cấu dạng của vòng 5 cạnh
Cấu dạng của vòng 5 cạnh

Cyclohexan 2 lần thế có các đồng phân hình học: cis-trans của 1,2- và 1,3- và 1,4

Ví dụ:
đồng phân hình học của Cyclohexan
Ví dụ về cấu dạng của nó:
cấu dạng của cyclohexan
Để hiểu rõ hơn, hãy đọc: Cấu dạng của các hợp chất vòng.
The end! 

Tham khảo:

1. Francis  A Carey (2008), Organic Chemistry 7th Edition, McGraw-Hill; University of Virginia, pp. 128.
2. (September, 2004), "IUPAC complete", Preferred IUPAC Names, Chapter 9, pp. 1036-1113; 1088-1092.
3. PGS.TS Thái Doãn Tĩnh (2008), Cơ chế và phản ứng hóa học hữu cơ tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, pp. 148-244.
4. Võ Thị Thu Hằng (2002), Hóa học lập thể, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ( KHOA HÓA ), TP Hồ chí minh, pp. 6-7; 46-49.